Searching...
Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

01:57
Thương nhân nước ngoài được đặt chi nhánh tại Việt Nam theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định. Chi nhánh được tiến hành các hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập và phù hợp với quy định của pháp luật: chi nhánh được thuê trụ sở, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh, tuyển dụng lao động theo quy định của pháp luật, giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập và theo pháp luật Việt Nam, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu mang tên Chị nhánh, thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp vói giấy phép thành lập và pháp luật VN và các điều ước quốc tế mà VN là thành viên...

I. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
  1. Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
  2. Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.

II. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  • Bản sao điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh;
  •  Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyển nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm;
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương (bao gồm văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp...) chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.
  • Điều lệ hoạt động của thương nhân nước ngoài.
  • Giấy tờ xác nhận tư cách pháp nhân của người đứng đầu Chi nhánh: Bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam); hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài).
  •  f. Hợp đồng thuê địa điểm để đặt trụ sở chi nhánh.
Lưu ý:
Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuât, công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

III. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh không cấp giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài trong các trường hợp sau:
Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Mục I nêu trên.
Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm  kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Chi nhánh gây phương hại đến quốc phòng an ninhh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

IV. THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH

 1. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Chi nhánh phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về những nội dung sau đây:
  • Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh.
  • Tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân nước ngoài.
  • Người đứng đầu Chi nhánh.
  • Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, cơ quan cấp Giấy phép.
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh.
 2. Trong thời hạn quy định tại điểm 1 nêu trên, Chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo cho Bộ Công thương và Sở Công thương nơi chị nhánh đặt trụ sở về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.

V. MỞ TÀI KHOẢN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG

Chi nhánh được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoản chuyên chi bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Chi nhánh;
Việc thành lập bộ máy quản lý và cử nhân sự lãnh đạo của Chi nhánh do thương nhân nước ngoài quyết định. Số người nước ngoài làm việc tại Chi nhánh phải phù hợp với pháp luật về lao động và cam kết của Việt Nam tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Định kỳ hàng năm, trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 01 năm kế tiếp, Chi nhánh phải gửi báo cáo bằng văn bản về hoạt động trong năm của mình tới cơ quan cấp phép thành lập Chi nhánh.
Chi nhánh phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo thống kế theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Mọi chi tiết Xin vui lòng liên hệ Trọng Tín Law để được tư vấn miễn phí!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét